Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Bắt bệnh chó Poodle: bị Nôn, Tiêu Chảy, Ho & cách chữa trị (P1)

Không được như những giống chó khác, Poodle có một cơ thể yếu ớt và dễ mắc bệnh. Và nếu bạn không nắm rõ những căn bệnh mà Poodle thường gặp thì sẽ phải chịu rất nhiều chi phí cho việc chữa bệnh, chăm sóc chúng cũng như hối tiếc về những hậu quả sau này.

Trong bài viết dưới đây, Milu Xinh sẽ cung cấp cho bạn kiến thức nhất định về 3 chứng bệnh phổ biến, dễ nhầm lẫn và gây nguy hiểm ở chó Poodle, từ đó giúp bạn chủ động trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng chó cưng của mình.

Poodle bị nôn

Chó bị nôn là hiện tượng các chất bị đẩy ra khỏi miệng một cách không mong muốn, dưới lực tác động và co bóp của các cơ dạ dày.

Đa phần nếu bạn hiểu và nắm rõ được tình hình cũng như xử lý kịp thời thì sẽ không sao nhưng ngược lại có thể gây ra hậu quả khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của Poodle.

Một số trường hợp nôn ở Poodle bạn cần biết

Poodle nôn ra thức ăn

Đây là trường hợp thường thấy nhất ở Poodle cũng như các giống chó khác. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này không có gì phức tạp và đáng lo. Đơn giản là vì chú chó của bạn ăn thức ăn quá nhanh, quá nhiều trong thời gian ngắn, hệ tiêu hóa hoạt động không kịp hoặc thức ăn có chứa lông của động vật khác.

Triệu chứng dễ nhận biết chính là chó hay chảy nước bọt, thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ bị nôn ngược trở ra, kèm theo cơn run rẩy mỗi lần nôn.

Poodle nôn ra dịch vàng

Khi nhìn thấy chó bị nôn ra dịch vàng thì điều này có nghĩa Poodle của bạn đang gặp vấn đề về sức đề kháng. Có thể do một vài nguyên nhân sau:

  • Trong hoạt động thường ngày, chó nuốt phải những vật cứng, vật lạ có hại cho hệ tiêu hóa.
  • Thực đơn thiếu dinh dưỡng kéo dài lâu ngày dẫn đến việc Poodle bị thiếu hụt vitamin B1.
  • Ăn nhầm phải những thức ăn đã để lâu ngày, bốc mùi ôi thiu hoặc có trộn bả chuột.
  • Chó bị cảm lạnh, viêm phổi.

Bạn có thể nhận biết trường hợp này thông qua trạng thái dịch mà cún nôn. Theo đó, khi nôn ra, dịch có màu vàng, dạng lỏng và có mùi hôi.

Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra dịch vàng, ảnh hưởng xấu nhất với các bé Poodle là bỏ ăn, thường xuyên bị tiêu chảy và nôn liên tục. Việc không thể hấp thụ thêm dinh dưỡng do bỏ ăn khiến chó luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, di chuyển không vững, nhất là ở chi sau. Bạn cũng sẽ thấy bụng chó hóp lại, phần da xung quanh mắt nhăn nheo và trũng xuống.

Poodle bị nôn

Poodle nôn ra dịch trắng

Khác với nguyên nhân nôn ra dịch vàng bắt nguồn từ yếu tố bên ngoài, hiện tượng này thường xuất phát từ bản thân chó nhiều hơn. Tiêu biểu như:

  • Trong cơ thể Poodle có chứa kí sinh trùng hoặc vi khuẩn gây hại (thường do Poodle của bạn chưa được tẩy giun theo định kì).
  • Nhiễm các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là Care và Parvo. Cả hai hiện nay đều chưa có thuốc chữa trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chó.
  • Bị ngộ độc, bị nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa, viêm mật, viêm tụy hoặc viêm đường ruột.

Dịch trắng ở đây thường là nước bọt có màu trắng đục, dạng nhầy. Bên cạnh đó, Poodle của bạn cũng có thể đi ngoài có bọt, dạng sền sệt và bốc mùi hôi khó chịu.

Những ảnh hưởng đối với Poodle khi nôn ra dịch trắng cũng giống như dịch vàng. Ngoài ra, phần nướu răng của Poodle sẽ chuyển sang màu xanh xám hoặc vàng. Chó cũng sẽ thường xuyên liếm môi, mũi vì bị khô do thiếu nước, nuốt nước bọt với tần suất nhanh. Đặc biệt, khi mắc các bệnh Care và Parvo, đi kèm với nôn, chó sẽ sốt cao, co giật, đi ngoài ra máu. Điều này cho thấy chú chó của bạn đang gặp nguy hiểm và bạn cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thú y.

Poodle nôn ra máu

So với những trường hợp trên, chó bị nôn ra máu là trường hợp nguy hiểm nhất. Khi đó, thân nhiệt của Poodle tăng cao bất thường. Thay vì hóp lại như những trường hợp trên, phần bụng dưới của chó có dấu hiệu phình to hơn.

Nếu gặp hiện tượng này, bạn cần ngay lập tức đưa Poodle đến phòng khám thú y gần nhất để xác định nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Nếu không, rất có thể cún cưng của bạn sẽ khó lòng qua khỏi đấy.

Ngoài những nguyên nhân trên, bạn cần lưu ý một số yếu tố khách quan khác cũng có thể khiến Poodle bị nôn như:

  • Chế độ và khẩu phần ăn thay đổi đột ngột (thường xảy ra với những bé Poodle con được chủ mới nhận nuôi)
  • Phản ứng sau khi tẩy giun
  • Hậu quả sau phẫu thuật, ảnh hưởng của thuốc trong quá trình điều trị
  • Say xe do Poodle không quen với việc ngồi trên xe lâu
  • Sốc nhiệt do chó vận động quá lâu dưới trời nắng hoặc nhiệt độ môi trường tăng cao đột ngột

Chữa trị và chăm sóc Poodle khi bị nôn

Chữa trị khi Poodle bị nôn

Thông thường, cách hiệu quả và an toàn nhất chính là đưa Poodle của bạn đến phòng khám thú y để có chẩn đoán bệnh chính xác và chữa trị kịp thời.

Chữa trị khi Poodle bị nôn

Tuy vậy, nếu trong trường hợp nguy cấp và không đủ thời gian để đưa bé đến bác sĩ thú ý, bạn có thể tự mình xử lý bằng cách mua một số loại thuốc như Cimetidine, Penicillin G, Streptomycin. Nếu Poodle bị sốt hãy dùng Dimedrol, Promix. Ngoài ra, cung cấp thêm vitamin B1 và C. Muốn giúp chó lại sức thì dùng Ringer Lactat, Glucose, …

Chăm sóc Poodle khi bị nôn

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là chế độ ăn của Poodle. Bạn cần loại bỏ tất cả các thức ăn mà chó đã ăn gần nhất vì đó có thể là nguyên nhân dẫn đến bé bị nôn. Tuyệt đối không cho chó ăn trong vòng 12 tiếng sau khi nôn, rất dễ khiến tình trạng tồi tệ hơn. Thay vào đó, cho chúng những viên nước đá để liếm hoặc uống nước, một tiếng một lần. Sau khoảng thời gian đó, bắt đầu cho chó ăn lại với thức ăn nhẹ như trộn cơm với thịt ức gà, 1-2 tiếng một lần. Khi cơn nôn mửa hoàn toàn chấm dứt, bạn có thể cho Poodle quay lại chế độ ăn thông thường vào ngày tiếp theo.

Ngoài ra, bạn cần giữ ấm cho Poodle và cố gắng để chúng được thoải mái. Nếu thấy chó run rẩy, hãy đắp thêm chăn hoặc lót đệm sưởi. Bên cạnh đó, hãy lấy khăn ấm lau qua vết bẩn còn sót lại ở khóe miệng và lông. Bạn cũng cần vệ sinh chỗ chó nằm và nôn sạch sẽ bằng Cloramin B 0,5%, Cresy 1-2%, nước vôi 10%,…, tẩy rửa các dụng cụ mà chó hay tiếp xúc.

Biện pháp phòng ngừa Poodle bị nôn

  • Hạn chế thay đổi chế độ ăn và khẩu phần ăn một cách đột ngột. Bạn có thể tham khảo thêm cách cho Poodle ăn để đảm bảo thực đơn của mình luôn lành mạnh, khoa học.
  • Không để Poodle gặm, nuốt hoặc ăn những đồ chơi, đồ ăn có hại cho hệ tiêu hóa của chúng, đặc biệt là xương.
  • Sử dụng rọ mõm để tránh việc chó ăn phải thức ăn lạ ngoài đường.
  • Đưa Poodle đi khám và tiêm phòng, tẩy giun định kỳ.

Poodle bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp ở Poodle, đặc biệt với các bé chó con. Đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời thì hậu quả sẽ rất khó lường, thậm chí đe dọa đến tính mạng của chúng.

Poodle bị tiêu chảy

Nguyên nhân Poodle bị tiêu chảy

Nguyên nhân do thức ăn

Thức ăn là nguyên nhân đầu tiên và thường thấy nhất gây nên hiện tượng này ở Poodle. Khẩu phần ăn của chó bị thay đổi đột ngột, hệ tiêu hóa lại quá yếu và nhạy cảm không thích nghi kịp hoặc cho ăn quá nhiều khiến chúng không tiêu hóa được đều có thể dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, những loại thức ăn nhiễm bẩn, không hợp vệ sinh như thức ăn thừa, thức ăn hỏng, ôi thiu hoặc thức ăn không dành cho chó cũng có thể là tác nhân gây bệnh.

Những chú chó thường thích bới rác tìm đồ ăn và Poodle cũng không ngoại lệ. Khi đó, nếu bạn không để ý, chó sẽ rất dễ ăn phải rác hoặc uống phải nước bẩn, rất có hại cho hệ tiêu hóa và khiến chúng bị tiêu chảy.

Nguyên nhân do stress

Những bé Poodle con 2-3 tháng tuổi được xuất chuồng về với chủ mới thường sẽ buồn bã, ủ rũ, thậm chí mệt mỏi do nhớ mẹ, nhớ đàn và chưa quen với môi trường mới. Khi đó, một số phản ứng nhẹ ở đường ruột sẽ dẫn đến tiêu chảy.

Ngoài ra, thay đổi thời tiết hoặc bị nhốt trong lồng quá lâu cũng có thể là lý do khiến Poodle căng thẳng quá độ và gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân do các bệnh khác

  • Bệnh do virus: Care, Parvo, viêm gan (Hepatitis), viêm ruột…
  • Bệnh do vi khuẩn: E.coli, Leptospira, Salmonella,…
  • Bệnh do kí sinh trùng: giun, sán, Giardia…

Tất cả những bệnh kể trên đều hết sức nguy hiểm, đặc biệt với Care và Parvo bởi không có thuốc chữa trị. Nếu không nhanh chóng phát hiện, chẩn đoán và can thiệp kịp thời, tình trạng bệnh có thể nặng lên, thậm chí khiến Poodle tử vong.

Bên cạnh tiêu chảy, bạn có thể dựa vào những biểu hiện sau để kết luận liệu Poodle của bạn có đang mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng này hay không:

  • Chó đi ngoài ra máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phân dạng dịch nhầy, hôi tanh, có màu đỏ của máu hoặc nâu sẫm. Bé có thể kêu la hoặc tỏ vẻ rất đau đớn khi đi vệ sinh.
  • Chó bỏ ăn, chỉ uống mỗi nước. Luôn trong tình trạng mệt mỏi, thường xuyên nằm, ít di chuyển.
  • Chó nôn mửa nhiều, kèm theo triệu chứng run rẩy.
  • Chó sốt cao trên 40 độ C, đi kèm co giật, nặng hơn có thể hôn mê.
  • Phần bụng xuất hiện các nốt phát ban, thỉnh thoảng ho mạnh.

Cách xử lý khi Poodle bị tiêu chảy

Cách xử lý khi Poodle bị tiêu chảy

Bù nước kịp thời

Vấn đề nguy hiểm nhất khi Poodle bị tiêu chảy chính là tình trạng mất nước, đặc biệt khi chúng bỏ ăn, nôn mửa kéo dài. Khi đó, chó sẽ mất đi một lượng đáng kể các chất điện giải và khoáng chất. Điều này dẫn đến các dấu hiệu khô miệng, da mất đàn hồi, mắt trũng, nghiêm trọng hơn là trụy mạch và tử vong. Cho nên, điều bạn cần làm trước tiên là nhanh chóng bù nước cho Poodle của mình.

  • Trường hợp mất nước nhẹ, không bị nôn, bạn có thể cấp nước bằng cách pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho chó uống. Nếu bé không uống được thì dùng ống tiêm hút dung dịch rồi bơm vào miệng với công thức 1-2 ml/ kg thể trọng/ giờ tùy vào tình trạng mất nước.
  • Nếu tiêu chảy đi kèm với nôn mửa thì bạn không nên cấp nước cho Poodle bằng đường miệng vì sẽ càng kích thích chó nôn nhiều hơn. Cách tốt nhất là tiêm truyền cho bé theo các đường: tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, truyền tĩnh mạch.

Chế độ ăn

Chế độ ăn cho Poodle trong khoảng thời gian này vô cùng quan trọng. Bạn nên kiêng cho chó ăn trong vòng 12 tiếng để ruột được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi. Thay vào đó cho bé uống nhiều nước sạch hoặc những viên nước đá để liếm. Trong quá trình kiêng ăn, nếu Poodle có biểu hiện mệt mỏi thì có thể cung cấp dung dịch đường Glucose.

Sau khi hết thời gian kiêng ăn trước tiên nên cho bé ăn lại bằng chế độ ăn nhạt, dễ tiêu hóa. Có thể cho chó ăn cháo với một ít thịt gà nấu nhừ, khoai tây nghiền, cơm trắng nấu mềm, đặc biệt tránh ăn các loại thịt đỏ, thức ăn làm từ sữa và chứa nhiều chất béo. Nên cho ăn chia thành nhiều bữa trong ngày với khẩu phần nhỏ để dạ dày có thể hấp thu được hết. Duy trì chế độ ăn này khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo trước khi cho ăn bình thường trở lại.

Poodle tiêu chảy nên uống thuốc gì?

Bạn có thể bổ sung Probiotic, một loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa bằng cách trộn vào thức ăn 1 lần/ ngày. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, có thể cho chó uống thêm các loại thuốc kháng sinh: Ampicillin, Gentamicin, Doxycycline, Enrofloxacin, Colistin, Tetracycline…



from Cat Health Care Guide https://ift.tt/3aGNBKe
via Milu Xinh trên Tumblr

Tìm hiểu về chó Poodle: Chủng loại, Giống chó, Đặc điểm tính cách

Vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu cùng tố chất thông minh, nhanh nhẹn, lại được đánh giá là dễ nuôi, dễ chăm sóc nên Poodle là một trong những giống chó được yêu thích nhất hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo các bé luôn khỏe mạnh và xinh đẹp, hãy trang bị cho mình càng nhiều kiến thức về giống chó này càng tốt.

Trong bài viết dưới đây, Milu Xinh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về chó Poodle để bạn có thể tham khảo.

Nguồn gốc chó Poodle

Poodle là một trong những giống chó lâu đời nhất, xuất hiện vào khoảng 400 năm trước và được nuôi phổ biến ở Tây Âu thời bấy giờ. Tuy vậy, đến nay vẫn có nhiều tranh cãi xoay quanh xuất xứ của chúng từ Pháp, Đức hay Đan Mạch…

Nguồn gốc chó Poodle

Chúng ta thường thấy những em chó Poodle nhỏ nhắn, xinh xắn được chủ cưng nựng, chiều chuộng và có một cuộc sống rất dễ chịu, thoải mái. Thế nhưng, tổ tiên của chúng lại rất hoang dã và cực kỳ hung dữ, được các thợ săn huấn luyện để lội nước, săn vịt và bắt cá. Bộ lông dày bao phủ khắp cơ thể giúp chúng giữ ấm khi ngụp lặn dưới nước trong thời tiết giá lạnh khắc nghiệt ở các nước châu Âu.

Xét về tên gọi, Poodle trong tiếng Anh xuất phát từ “Pudel” của tiếng Đức, có nghĩa là “thợ lặn”. Còn ở Pháp, Poodle có tên gọi khác là “Caniche”, nghĩa là “chó vịt”. Đây cũng là tên một loại hình nghệ thuật ở đất nước này – Poodle diễn xiếc.

Ngoại hình chó Poodle

Chó Poodle có kích thước thuộc loại trung bình và đặc điểm nhận dạng rõ nhất là lớp lông xoăn tít. Da chúng mềm mại, đàn hồi và đa sắc tố. Thường thì màu da sẽ trùng với màu lông.

Lông của Poodle khá đặc biệt khi có cơ chế mọc như tóc người. Nó luôn mọc dài ra theo thời gian chứ không chỉ đạt mức tối đa rồi rụng lông hoặc thay lông theo mùa như các giống chó khác.

Ngoại hình chó Poodle

Poodle có chiều dài cơ thể gần bằng chiều cao tính từ bả vai trở xuống. Hai tai dài, phẳng cùng lớp lông tai lượn sóng và thường cụp xuống ôm sát đầu. Chân trước và sau cân đối, phần đuôi luôn hướng lên cao. Thông thường khi mới sinh ra, chó Poodle sẽ được cắt ngắn đuôi đi một ít để trông cân bằng hơn với cơ thể. Các ngón chân của chúng hơi cong và bàn chân hình oval nhỏ.

Mông Poodle tròn và không bị xệ, phần bắp đùi săn chắc nên giống chó này di chuyển khá nhẹ nhàng và thanh thoát, cảm giác chúng luôn nhún nhảy trong mỗi bước đi.

Ngoại hình chó Poodle

Đặc điểm tính cách của chó Poodle

Điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi nói về tính cách của loài chó là lòng trung thành và Poodle cũng không ngoại lệ. Chúng là một trong những giống chó được xếp hạng cao về sự trung thành với chủ. Poodle sẽ luôn coi bạn là chủ nhân duy nhất, luôn quấn quýt và chạy theo bạn khắp mọi nơi.

Ngoài ra, chó Poodle cũng rất thông minh, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau giống Border Collie. Chúng ham học hỏi và có khả năng bắt chước hành vi rất nhanh. Chúng dễ huấn luyện và thích tham gia những hoạt động mang tính thử thách như săn bắt, tìm kiếm, diễn xiếc.

Đặc điểm tính cách của chó Poodle

Chó Poodle rất dễ cáu kỉnh, thường hay sủa nhiều, to và khá chói tai. Khi tiếp xúc với người lạ và bị họ chọc giận, chúng có thể sẽ cắn người bởi Poodle vốn dĩ rất nhạy cảm.

Tuy nhiên, chúng rất thích được chủ ôm ấp và vuốt ve, thích nô đùa, chạy nhảy. Vì thế, hãy dắt Poodle đi dạo, đùa giỡn và huấn luyện chúng khi có thời gian. Nếu được như thế, Poodle nhà bạn sẽ luôn vui vẻ, hiền lành và hoạt bát.

Đặc điểm tính cách của chó Poodle

Cần huấn luyện từ nhỏ các bạn nhé

Những chú chó không được thường xuyên ra ngoài vui chơi sẽ trở nên nhút nhát, sợ người và có biểu hiện tiêu cực như sủa nhiều, gầm gừ, cắn phá đồ đạc… Nhưng bạn cũng không nên quá nuông chiều mà không dạy dỗ từ nhỏ, có thể khiến Poodle khó bảo và phá phách lung tung.

Mặc dù được xem là một giống chó quý tộc nhưng Poodle không hề tỏ ra “chảnh”. Chúng rất thân thiện, luôn gần gũi và yêu mến mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Bạn có thể cho chúng chơi với những bé từ 5 tuổi trở lên để đảm bảo an toàn nhé. Với các con vật nuôi khác, Poodle thể hiện rõ sự hoà đồng, không vô cớ gây sự.

Đặc điểm tính cách của chó Poodle

Poodle lại là giống chó rất dễ nuôi, không kén ăn. Chúng có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn như: cơm, cháo, thức ăn hạt, sữa, snack…

Phân loại chó Poodle

Dựa vào kích cỡ (chiều cao, cân nặng), Hiệp hội chó Hoa Kỳ (AKC) chia Poodle thành 3 dòng chính:

Toy Poodle

Toy Poodle có chiều cao tối đa 25cm và cân nặng khoảng 4 – 5kg khi đã trưởng thành. Tuổi thọ trung bình của dòng chó này khá cao, khoảng 12 – 14 năm.

Toy Poodle hiện đang được ưa chuộng nhất ở Việt Nam vì nhỏ nhắn, dễ nuôi và giá cả khá hợp lý.

Toy Poodle

Miniature (Mini) Poodle

Dòng chó này gần như lớn gấp đôi dòng Toy Poodle với chiều cao khoảng 40cm và cân nặng tối đa 9kg.

Ở Việt Nam, Mini Poodle không có quá nhiều người nuôi bởi không có diện tích đủ lớn cho chúng sinh sống và vui chơi. Tuy nhiên, dòng chó này lại khá phổ biến ở các nước Tây Âu và thường được huấn luyện để làm xiếc thú.

Miniature (Mini) Poodle

Standard Poodle

Standard là dòng lớn nhất trong họ nhà Poodle. Tuy không cao hơn Mini là mấy, chỉ khoảng 40 – 50cm nhưng cân nặng lại lên tới 30kg giúp chúng trông khỏe khoắn hơn nhiều so với các dòng còn lại.

Do có kích thước lớn nên Standard Poodle vừa được nuôi làm thú cưng, vừa được huấn luyện để thực hiện các công việc truyền thống (săn vịt, bắt cá…)

Standard Poodle

Ngoài ra, có 2 dòng Poodle phổ biến và rất được yêu thích khác nhưng không được AKC chính thức công nhận là Teacup Poodle và Tiny Poodle.



from Cat Health Care Guide https://ift.tt/2IVPpTB
via Milu Xinh trên Tumblr

Chó Poodle ăn gì & Không nên ăn gì

Thông minh, nhanh nhẹn cùng ngoại hình xinh xắn, đáng yêu, Poodle là một trong những giống chó được yêu thích nhất hiện nay. Mặc dù khá dễ tính trong việc ăn uống nhưng chó Poodle lại dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Do đó việc cung cấp chế độ ăn cho giống chó này như thế nào để chúng phát triển khỏe mạnh luôn là một bài toán khó đối với bất kì người chủ nào.

Trong bài viết dưới đây, Milu Xinh sẽ cùng bạn tìm hiểu chó poodle ăn gì? Thức ăn phù hợp, chất lượng để có thể chủ động lên thực đơn cho chú chó cưng của mình nhé!

cho poodle an gi

 

Chó Poodle nên ăn gì?

Vì không có hệ tiêu hóa khỏe mạnh như những dòng chó khác, việc cho chó Poodle ăn gì luôn phải rất cẩn thận và tỉ mỉ. Chỉ cần sai lầm một chút cũng có thể khiến chó của bạn bị rối loạn tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy. Sức khỏe của chúng cũng vì thế mà yếu đi, không thể phát triển bình thường.

Với từng độ tuổi khác nhau, thức ăn dành cho chó Poodle cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

Từ 2-3 tháng tuổi

Đây là giai đoạn nhiều Poodle con được xuất chuồng về với chủ mới. Trước khi đón về, bạn nên trao đổi thật kĩ với chủ cũ về khẩu phần ăn hằng ngày của chúng để biết cách cho ăn hợp lý. Hạn chế thay đổi thức ăn của cún con quá nhanh, sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa còn yếu ớt của chúng.

Trong trường hợp muốn thay đổi thức ăn mới cho Poodle con thì thời gian thích hợp nhất là sau khoảng 1 tuần khi chúng đã quen với môi trường mới. Điều này cũng nên được thực hiện từ từ theo từng tuần trong vòng 1 tháng để bé kịp thích nghi. Có thể kết hợp 2 loại thức ăn cũ và mới theo cách sau:

  • Tuần 1: 75% thức ăn cũ + 25% thức ăn mới
  • Tuần 2: 50% thức ăn mỗi loại
  • Tuần 3: 25% thức ăn cũ + 75% thức ăn mới
  • Sau 1 tháng: 100% thức ăn mới

cho an com duoc khong

Thức ăn cho Poodle 2-3 tháng tuổi khá quan trọng vì nó là tiền đề cho sự phát triển của cún con sau này. Bạn có thể cho chúng ăn cháo loãng được nấu từ nước hầm xương và một số loại thức ăn khô đã được ngâm mềm bằng nước ấm hoặc sữa. Nên cho ăn thành nhiều bữa trong ngày (4-5 bữa), các bữa cách đều nhau.

Chú ý:

2 tháng tuổi là thời điểm Poodle con vừa mới tách sữa. Do đó, việc bổ sung sữa ấm thay thế sữa mẹ là rất cần thiết, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất (protein, canxi, chất béo…) để chó con dễ dàng tiêu hóa, hấp thụ và phát triển thể chất tốt hơn.

Tuyệt đối không cho Poodle con uống các loại sữa dành cho người như sữa bò, sữa hạt, sữa đậu nành…, dễ dẫn đến tiêu chảy. Thay vào đó, bạn nên chọn mua các loại sữa bột với công thức riêng dành cho chó con. Để yên tâm hơn, bạn hãy tìm đến bác sĩ thú y hoặc có thể liên hệ trực tiếp với Milu Xinh để chọn ra được loại sữa phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của chú chó nhà bạn nhé.

Tuy nhiên, không nên cho chó con uống quá nhiều sữa. Mỗi ngày 200-300 ml là đủ và nên chia nhỏ, xen kẽ giữa các bữa ăn.

Từ 3-6 tháng tuổi

Giai đoạn này Poodle của bạn đã lớn thêm và khỏe thêm một chút so với giai đoạn trên. Mặc dù hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện nhưng đã tốt hơn và ổn định hơn. Vì thế, bạn có thể cho chó ăn cơm nhão thay vì cháo loãng như trước đây. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bằng cách cho Poodle ăn thêm các loại rau củ, thịt, tôm đã được làm mềm hoặc xay nhuyễn với cơm.

poodle thich an gi

Đối với thức ăn khô, bạn cần phải ngâm trong nước nóng nhưng không nên quá 5 phút vì răng Poodle 3-6 tháng tuổi đã có khả năng nhai đồ hơi cứng. Bên cạnh đó, bạn có thể giảm số bữa ăn của Poodle xuống còn 4 bữa 1 ngày cùng 300-400 ml sữa ấm.

Chú ý: Thân hình của chó Poodle lúc này còn khá nhỏ nên chỉ cho chúng ăn vừa đủ, ăn nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe của chó.

Trên 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn phát triển mạnh của chó Poodle. Vì vậy, tần suất bữa ăn nên được giảm xuống 2-3 bữa/ ngày đồng thời nâng cao lượng đồ ăn và chất lượng thức ăn mỗi bữa. Lúc này, thay vì cháo loãng, cơm nhão, bạn có thể cho Poodle ăn những món ăn khô hơn và phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất cần thiết bao gồm:

  • Protein: có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà…
  • Chất xơ: có trong các loại rau, cà rốt, xà lách…
  • Chất khoáng: thường có nhiều trong hải sản nhưng với Poodle, chỉ nên cho ăn tôm.
  • Chất béo: thường có sẵn trong các loại thịt nhưng không nên cho ăn quá nhiều.
  • Tinh bột: có trong cơm, cháo, khoai, sắn…

Nếu không có thời gian để chế biến thức ăn cho chó cưng của mình thì bạn có thể sử dụng nguồn thức ăn có sẵn. Ưu điểm của loại thức ăn này là được thiết kế hợp với khẩu vị của mọi chú chó, tiện lợi, sạch sẽ và quan trọng hơn cả là đảm bảo đủ thành phần cũng như tỉ lệ dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng theo dõi, thay đổi linh hoạt khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi của chó.

Thức ăn sẵn cho chó Poodle có thể là thức ăn khô đóng gói (thức ăn dạng hạt) hoặc thức ăn ướt đóng hộp… Ngoài ra, còn có bánh canxi, khoáng, vitamin để bổ sung thêm vào từng giai đoạn phát triển.

chó gì đẹp lông

Xem thêm: Chó Poodle Lai tuyệt đẹp

Chó Poodle không nên ăn gì?

Với những bé Poodle còn nhỏ, cá là một loại thực phẩm không nên ăn vì dạ dày chúng chưa thể tiêu hóa hoàn toàn. Hơn nữa, cá có nhiều xương nhỏ, nếu không được lọc sạch thì có thể gây thủng ruột Poodle, vô cùng nguy hiểm. Chỉ cho ăn cá với những chú chó Poodle trưởng thành nhưng phải đảm bảo đã được nấu chín. Cá sống chứa nhiều trứng giun, sán rất dễ truyền bệnh cho chó hoặc gây tiêu chảy.

Bên cạnh cá thì xương cũng là loại thực phẩm cần tránh. Xương chính là tai họa với chó Poodle vì chúng không thể tiêu hóa, hấp thụ được. Không chỉ gây nên chứng táo bón, tắc ruột, đau dạ dày mà nguy hiểm hơn, các loại xương ống như xương gà có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột của Poodle. Ngoài ra, gặm xương còn làm răng chó chóng mòn, gãy, vỡ.

Tránh xa đồ ngọt

Không được cho chó ăn đồ ngọt như bánh kẹo, socola… Do đồ ngọt có thể phá vỡ quá trình tiêu hóa và là nguyên nhân dẫn đến chứng chán ăn của Poodle. Ngoài ra, chúng còn làm hỏng men răng và ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt nhiều).

 2 thang tuoi uong sua gi

Những món ăn chứa hạt tiêu, mù tạt, ớt cùng các gia vị cay khác hoặc thức ăn ôi thiu, hỏng mốc, quá hạn sử dụng cũng phải được loại bỏ. Một điều nữa mà bạn cần chú ý là những chú chó thường thích bới rác tìm đồ ăn và Poodle cũng không ngoại lệ. Vì thế, bạn luôn phải quan sát, theo dõi, tránh để chúng ăn phải rác thải hoặc uống nước bẩn.

Tuyệt đối không cho chó ăn đồ ăn mặn, quá nhiều chất béo như mỡ lợn, cừu, các đồ hun khói, nội tạng động vật chưa chín hoặc các loại hạt như óc chó, hướng dương…

Cuối cùng, không nên cho Poodle ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Đồ nóng thì nên để nguội còn đồ lạnh cần hâm nóng lại trước khi cho ăn.

Một số lưu ý khi cho em Milu ăn

  • Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và khả năng chuyển hóa dinh dưỡng của từng con mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ngoài ra, chó Poodle thường có xu hướng ăn nhiều vào mùa đông và ăn ít vào mùa hè.
  • Cho ăn đúng giờ. Chia thành nhiều bữa trong ngày và các bữa cách đều nhau. Trong một bữa không nên cho ăn quá nhiều, chỉ nên vừa đủ no.
  • Thức ăn thừa thì phải đổ bỏ ngay, thay bằng thức ăn mới. Thay nước 3 lần/ ngày.
  • Các vật dụng cho chó ăn cần được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng và để nơi khô ráo.
  • Nếu thấy Poodle có biểu hiện khác thường như bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy thì cần kiểm tra xem khẩu phần ăn hằng ngày có vấn đề gì không. Sau 1-2 ngày mà chúng vẫn chưa khỏi thì nên ngừng cho ăn và đưa đến bác sĩ thú y. Để lâu, chó sẽ gặp nguy hiểm.
  • Tiêm phòng định kỳ để ngừa dịch bệnh cũng như thường xuyên tẩy giun và vệ sinh chuồng trại.

Những câu hỏi về thức ăn cho Poodle mà Milu Xinh nhận được

Poodle ăn cơm được không?

Câu trả lời là có nhưng nên cho ăn khi chúng trên 3 tháng tuổi. Lúc mới tập ăn cơm nên cho Poodle ăn lượng ít rồi dần dần tăng lên để chó kịp thích nghi, tránh bị hóc hoặc đau dạ dày. Cần cho chúng ăn cơm kèm theo thịt, rau củ để đảm bảo đủ các chất cần thiết.

Tuy vậy, không nên cho Poodle ăn quá nhiều cơm. Chỉ cần một lượng nhỏ để cung cấp đủ tinh bột cho chó. Các chất mà Poodle cần hơn cả là protein, chất xơ, chất khoáng và chất béo.

Điều bạn cần chú ý là sử dụng cơm làm thức ăn có thể gây ra một số phản ứng ngược như dị ứng da, ngứa, mẩn đỏ hoặc các bệnh về đường ruột. Do đó, bạn có thể thay thế cơm bằng các loại thức ăn khác như ngô, khoai tây, khoai lang…

Cũng có khá nhiều người cho rằng Poodle ăn cơm sẽ bị bạc lông. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân bạc lông ở Poodle không phải do chế độ ăn uống mà có thể là do vi khuẩn nấm trên da, do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, quá trình phát triển gặp vấn đề hoặc vốn dĩ chúng sinh ra đã có gen bạc lông từ bố mẹ. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng vấn đề Poodle có ăn cơm được không.

Cho cún ăn gì để đẹp lông?

Bộ lông xoăn tít, mềm mại chính là thứ đáng giá nhất mà chó Poodle sở hữu, tạo nên “nhan sắc” tuyệt vời của chúng. Bên cạnh việc chăm sóc, tắm gội, cắt tỉa thường xuyên thì chế độ ăn uống cũng ít nhiều ảnh hưởng đến bộ lông của Poodle.

Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp chúng có bộ lông óng ả và mềm mượt hơn.

  • Lòng đỏ trứng gà: cho ăn khi Poodle trên 6 tháng tuổi nhưng nên ăn lượng vừa phải vì trứng khó tiêu, dễ gây đầy bụng.
  • Trứng vịt lộn: chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và khoáng chất giúp bộ lông óng mượt hơn.
  • Dầu cá Omega 3: có thể trộn thêm vào cơm, không chỉ giúp Poodle mượt lông mà còn sáng mắt hơn.

Ngoài ra, bì lợn, thịt bò sống, hoa hồi hay dầu hạt lanh đều là những thực phẩm giàu axit Omega 3 giúp lông Poodle trở nên đẹp hơn.

 bỏ ăn

Poodle thích ăn gì?

Poodle rất thích đồ ăn vặt. Thực tế, ăn vặt đóng vai trò khá quan trọng trong khẩu phần ăn của Poodle, chiếm 20% lượng thức ăn chúng hấp thụ. Bạn hãy chọn những thức ăn vặt có chất lượng tốt làm phần thưởng cho Poodle khi nó vâng lời hoặc có hành động tốt.

Bạn có thể chọn thức ăn khô đóng gói sẵn như thịt gà, bò, khoai tây, cà rốt… và các loại trái cây như chuối, việt quất, mâm xôi, dưa gang…

Tráng miệng bằng yogurt không đường, ít đường hoặc phomai cũng luôn hấp dẫn chúng.

Làm gì khi cún cưng của bạn bỏ ăn?

Trường hợp Poodle bỏ ăn thường thấy là khi chúng về với chủ mới. Điều này là hoàn toàn bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Có thể là vì chúng nhớ mẹ, nhớ đàn, chưa quen với môi trường mới hoặc đồ ăn nhà bạn không hợp khẩu vị của chúng. Chỉ cần bạn kiên trì, quan tâm, chăm sóc chúng nhiều hơn thì tình hình sẽ được cải thiện.

Bên cạnh đó, khi Poodle bỏ ăn đột ngột, bạn cần phải theo dõi thật kỹ. Vì đây có thể là triệu chứng của bệnh. Trước tiên, bạn cần đổi món, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc thêm đồ ăn mà chúng thích vào khẩu phần ăn và tiếp tục theo dõi. Nếu 1-2 ngày sau, tình trạng này chưa được cải thiện thì bạn nên đưa chú chó của mình đến gặp bác sĩ thú y để có sự can thiệp và chữa trị kịp thời.

Trên đây là cách lựa chọn thức ăn cho Poodle mà bạn có thể tham khảo để hạn chế những rủi ro và giúp chó cưng của mình luôn khỏe mạnh, vui vẻ và xinh đẹp. Nếu bạn cần thêm thông tin gì về chó Poodle, hãy liên hệ ngay với Milu Xinh để được hỗ trợ nhé!



from Cat Health Care Guide https://ift.tt/2SUFGTq
via Milu Xinh trên Tumblr

Hướng dẫn Cắt tỉa lông, Cạo lông máu cho chó Poodle!

Poodle là một giống chó đặc biệt khi sở hữu bộ lông xoăn tuyệt đẹp và có cơ chế mọc như tóc người. Vì thế, việc chăm sóc, cắt tỉa lông cho chúng cần phải được thực hiện thường xuyên, tỉ mỉ và cẩn thận hơn.

Trong bài viết dưới đây, Milu Xinh sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cần thiết về cách chăm sóc và cắt tỉa lông cho Poodle để chó cưng luôn có bộ lông khỏe và đẹp nhé.

Cạo lông máu cho Poodle

Cạo lông máu cho Poodle

Lông máu là gì?

Như tất cả các giống chó khác, Poodle sinh ra đã có lông và lớp lông đầu tiên này được gọi là lông máu. Nó có nhiệm vụ giữ ấm cho Poodle con ngay từ khi lọt lòng và bảo vệ chúng khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài.

Lúc còn nhỏ, lớp lông máu này sẽ rất mềm, khá mỏng và màu sắc cũng chưa rõ nét nên bạn vẫn chưa thể biết được Poodle có màu gì. Chỉ đến khi chúng lớn lên, bộ lông máu ban đầu sẽ rụng dần hoặc do chủ nhân cắt tỉa thì số lượng lông mới nhiều, dày xù và xoăn hơn. Đồng thời, màu sắc lông của Poodle cũng được định hình rõ ràng hơn với các màu như đen, trắng, nâu đỏ, xám…

Có nên cạo lông máu cho Poodle?

Việc nên hay không nên cạo lông máu cho Poodle sẽ tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của người nuôi. Một số người cho rằng cạo lông máu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm mất đi vẻ đẹp vốn có của Poodle. Nhưng cũng có người cho rằng cạo lông máu sẽ giúp chúng đẹp hơn, lông mềm và mượt hơn. Cho đến nay chưa một nghiên cứu nào khẳng định có nên cạo bỏ lớp lông này đi hay không. Và thực tế, dù là cạo hay không cạo đều sẽ có cả những ưu điểm và nhược điểm.

Có nên cạo lông máu cho Poodle?

Ưu điểm

Khi cạo lông máu, lớp lông mới mọc lên sẽ dày hơn, xoăn, phồng hơn nên trông cũng bồng bềnh và bắt mắt hơn nhiều. Bé sẽ khoác lên mình chiếc áo mới mang đậm tính thuần chủng của giống Poodle. Điều này tạo thuận lợi cho việc tỉa tót, tạo kiểu, giúp chúng trở nên thật xinh xắn, đáng yêu và nổi bật với phong cách riêng.

Không chỉ vậy, lớp lông mới cũng cứng hơn lớp lông cũ nên sẽ bảo vệ cho Poodle tốt hơn.

chú ý khi cạo lông

 Nhược điểm

Trước khi có được một bộ lông hoàn hảo và đẹp mắt, giai đoạn đầu sau khi Poodle cạo lông máu sẽ khá khó khăn. Bởi bé đã quá quen với việc mang trên mình lớp lông ấy, khi cạo đi, Poodle sẽ cảm thấy lạ lẫm. Thậm chí, nhiều chú chó còn có biểu hiện tâm lý do không quen với diện mạo mới của mình.

Bên cạnh đó, cạo lông máu cũng đồng nghĩa với việc lớp áo bảo vệ cho Poodle đã không còn. Thân nhiệt của chúng cũng theo đó mà bị thay đổi. Vì thế, bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề chải chuốt, tắm rửa, luôn chú ý, trông chừng, tránh để Poodle bị va chạm mạnh hay bị thương.

Lớp lông mới sẽ khiến Poodle có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bé sẽ có những hành vi như lấy chân gãi, cắn bậy hay cọ xát cơ thể xuống đất hoặc các bề mặt nhám để giảm cảm giác này. Đã có nhiều trường hợp vì quá ngứa mà Poodle gãi đến chảy máu, rất đau đớn.

Ngoài ra, lớp lông mới mọc lên có thể sẽ không như ý muốn, cứng, xoăn và khó tạo kiểu hơn trước đây. Do đó, bạn sẽ phải kiên trì, chăm sóc, chải chuốt thường xuyên hơn.

lưu ý khi cạo lông máu

Những lưu ý khi cạo lông máu cho Poodle

Từ 4 tháng tuổi trở đi, bạn có thể tiến hành cạo lông máu cho Poodle. Cạo càng sớm thì bộ lông mới sẽ càng đẹp và mượt mà. Nhưng cũng không nên quá sớm (dưới 4 tháng tuổi) vì khi đó sức đề kháng của chó không tốt, rất dễ phát sinh bệnh.

Sẽ phải mất một thời gian dài thì lông của Poodle mới hoàn toàn mọc lại. Trong khoảng thời gian ấy, bạn cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho chúng, sử dụng các sản phẩm sữa tắm, dầu gội, dầu xả có chứa vitamin E để bộ lông mới mọc lên lên được đẹp và khỏe hơn.

Chế độ dinh dưỡng cũng là điều bạn cần lưu ý. Hãy bổ sung trong khẩu phần ăn hằng ngày của Poodle các thực phẩm giàu Omega 3 như trứng vịt lộn, dầu cá… để giúp lông chúng mềm mượt và óng ả hơn, tránh trường hợp bết dính vào nhau trong quá trình mọc.

Không cạo lông máu lúc thời tiết đang lạnh vì chó cần bộ lông để giữ ấm cơ thể. Chỉ nên cạo khi thời tiết mát mẻ.

Cắt tỉa lông cho Poodle

Vì sao cần cắt tỉa lông cho Poodle?

Như chúng mình đã chia sẻ ở trên, Poodle là giống chó có cấu tạo lông khá đặc biệt bởi có cơ chế mọc như tóc người và hầu như không bị rụng. Do đó, việc cắt tỉa lông thường xuyên là rất cần thiết, tránh để lông mọc dài quá che phủ toàn bộ khuôn mặt và gây bất tiện cho các hoạt động hằng ngày của chúng.

Cắt tỉa lông cho Poodle

Cứ 3 – 6 tuần/ lần, bạn cần đưa Poodle nhà mình đi cắt tỉa lông thật gọn gàng. Việc này không chỉ giúp chúng sạch sẽ mà ngoại hình cũng trở nên xinh đẹp hơn. Đồng thời, bạn có thể chủ động bảo vệ chó cưng khỏi các bệnh lây nhiễm nguy hiểm, các bệnh da liễu gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn, kí sinh trùng ẩn dưới bộ lông rậm rạp của chúng.

Quy trình cắt tỉa lông

Để cắt tỉa lông cho Poodle, bạn có thể đưa chúng đến các tiệm làm đẹp, spa chuyên chăm sóc cho thú cưng. Tại đây, các nhân viên sẽ dùng những bộ đồ nghề chuyên dụng để cắt tỉa, tạo hình cho bộ lông của Poodle. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ giúp bạn kiểm tra các bộ phận trên cơ thể chúng như tai, kẽ chân… xem có ve, bọ chét hay không.

Nếu bạn muốn tự tay chăm sóc lông cho chó cưng để tiết kiệm chi phí cũng như sáng tạo theo ý muốn thì có thể thực hiện việc cắt tỉa tại nhà. Bạn sẽ cần một bộ dụng cụ bao gồm: kéo, lược, tông đơ và tốt nhất nên có thêm một cuốn sách hoặc video dạy cắt tỉa lông cho Poodle. Hoặc bạn có thể tham khảo quy trình dưới đây:

Bước 1: Chải lông

Trước khi tiến hành cắt tỉa, bạn cần chải kỹ tất cả các phần lông trên cơ thể Poodle để loại bỏ lông rụng. Đồng thời, gỡ rối các phần lông bết dính để quá trình cắt tỉa diễn ra thuận lợi. Chải lông trước khi cắt tỉa sẽ giúp bạn xác định được khu vực nào lông mọc không đều và độ dài lông bạn cần cắt.

Chải lông cho chó thì nên chải xuôi theo hướng lông mọc. Tức là từ đầu xuống đến đuôi, từ bả vai xuống đến chân. Tuyệt đối không chải ngược lại dễ khiến lông bị rối thêm.

Bước 2: Cắt tỉa lông phần chân

Bạn để cho Poodle ngồi đối diện và di chuyển tông đơ về phía trước để tỉa lông phía trên bàn chân. Lưu ý, chiều tông đơ phải hướng từ móng chân đến cuối ngón chân của chó. Sau đó, tách ngón chân của Poodle ra và cắt tỉa phần lông ở giữa bằng các góc ngoài của tông đơ, cần phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận để không bị cắt vào da. Tương tự với các bàn chân còn lại.

Bước 3: Cắt tỉa lông phần đầu

Bàn tay không cầm tông đơ của bạn giữ nhẹ mõm của Poodle và tỉa lông từ tai trái đến góc phía ngoài của mắt trái. Sau đó, dùng tay giữ cho phần da phía bên dưới mắt của Poodle dãn ra, cắt tỉa lông bên dưới mắt và tránh phạm vào da. Làm tương tự với mắt bên kia. Tiếp tục, bạn dùng kéo nhẹ nhàng cắt tỉa vùng chữ V ở giữa hai mắt. Chú ý, không tỉa phần lông phía bên trên hai mắt.

Tiếp theo, bạn sẽ phải giữ mõm Poodle sao cho phần da ở cạnh mõm dãn ra. Sau đó, cắt tỉa lông xung quanh miệng và má. Thêm một điểm cần lưu ý đó là khi cắt tông đơ cần phải được di chuyển từ mắt đến mũi. Tiếp đến, bạn cần giữ phần đầu của Poodle ngẩng lên rồi cắt tỉa phần lông dưới mõm.

Bước 4: Cắt tỉa lông phần thân

Ở phần này, bạn có thể cắt tỉa cho Poodle tùy theo ý thích. Nên cắt tỉa theo thứ tự: cổ, lưng, ngực, bụng và cuối cùng là đuôi. Hãy chú ý tỉa mỏng những khu vực rậm rạp bằng kéo chuyên dụng.

Bước 5: Hoàn thành việc cắt tỉa và tắm cho Poodle

Sau khi hoàn thành việc cắt tỉa, bước cuối cùng là tắm cho Poodle để loại bỏ những sợi lông còn vương lại sau cắt. Nên dùng thêm các sản phẩm dầu xả hay dầu dưỡng ẩm để lông chó mềm mượt hơn.

Sau khi tắm thì nên làm khô toàn bộ cơ thể Poodle bằng máy sấy chuyên dụng. Bạn nên vừa sấy vừa kết hợp dùng lược để chải lông cho chúng nhằm tạo kiểu. Hãy chú ý sấy khô lông những chỗ ngóc ngách như: kẽ chân, tai… vì trong trường hợp độ ẩm cao, có thể nảy sinh ký sinh trùng, nấm, ghẻ tại những khu vực đó.

Lưu ý

  • Trong những lần đầu tiên, Poodle nhà bạn có thể giãy dụa vì chưa quen nên cần thêm 1 đến 2 người giữ bé lại. Hoặc bạn có thể dùng những loại thích ăn yêu thích dụ dỗ để bé đứng yên. Nếu không, các đường cắt tỉa sẽ không chính xác gây xấu cho bộ lông, thậm chí là làm bị thương đến cơ thể của Poodle. Còn về sau khi đã quen được cắt tỉa lông, chó sẽ ngoan ngoãn hơn.
  • Cắt tỉa chậm rãi và nhẹ nhàng. Tránh cầm kéo hay tông đơ ở một góc dốc có thể gây tổn thương da chó. Nếu bạn không chắc mình cầm kéo hay tông đơ đúng cách thì nên dùng lược đặt giữa kéo và da để tạo một hàng rào an toàn.

Các kiểu cắt tỉa lông chó Poodle đẹp

Kiểu đầu tròn

Các kiểu cắt tỉa lông

Với kiểu tỉa lông này, lông Poodle sẽ được tạo bông xù ở phần mặt và tai theo dạng hình tròn. Phần lông ở thân sẽ được cắt tỉa ngắn lại gọn gàng. Dù phải hy sinh bộ lông xoăn dài của mình nhưng với kiểu tỉa lông này các bé Poodle sẽ trở nên cực kỳ đáng yêu, trông như những cục bông di động. Kiểu đầu tròn phù hợp với dòng Tiny Poodle có ngoại hình nhỏ nhắn.

Kiểu gấu Teddy

Kiểu gấu Teddy

Với kiểu gấu Teddy, lông Poodle sẽ được cắt tỉa gọn gàng ở trên khắp cơ thể với độ dày ngang bằng nhau. Kiểu này khá đơn giản và dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ cao. Cún cưng của bạn không những trông gọn gàng hơn mà còn ngộ nghĩnh, dễ thương như những chú gấu Teddy vậy. Những dòng Poodle nhỏ như Toy, Tiny và Teacup sẽ rất hợp với kiểu lông này.

Kiểu quý tộc

Kiểu quý tộc

Poodle sẽ được cắt tỉa gần như toàn bộ phần lông ở thân sau, chỉ giữ lại lông ở phần đầu, hông, mắt cá chân và chỏm đuôi. Kiểu tạo hình này thường thấy ở những chú Poodle dòng Standard với kích thước trung bình có phần mõm và tai dài, ủ sát đầu. Phong cách này khá được ưa chuộng ở các nước châu Âu với vẻ đẹp điệu đà, sang chảnh.

Chăm sóc lông cho Poodle

Ngay cả khi Poodle được cắt tỉa và chăm sóc lông một cách chuyên nghiệp, bạn vẫn nên chải lông cho chúng 2 ngày / lần. Bởi poodle không giống các giống chó khác, bộ lông xoăn và dày khiến các sợi lông rất dễ bị bết và rối vào nhau. Chải chuốt thường xuyên sẽ giúp chúng luôn mượt mà. Lưu ý nên dùng găng tay chải lông chuyên dụng vì các loại lược thông thường sẽ làm lông Poodle bị giảm độ xoăn. Hơn nữa găng chải lông cũng có tác dụng mát xa, giúp các bé thoải mái hơn. Một lợi ích nữa của việc chải lông hằng ngày là bạn có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường trên người chó như mẩn đỏ, viêm, nấm,… từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, việc tắm 1 – 2 lần/ tuần cũng rất cần thiết để giữ cho bộ lông luôn sạch sẽ. Hãy sử dụng các loại dầu tắm chuyên dụng hoặc coat conditioner để lông Poodle luôn khỏe và mềm mượt.

Nhiều bé Poodle thường xuyên bị chảy nước mắt làm ướt và bẩn vùng lông quanh mắt. Bạn nên lau vùng lông quanh mắt cho chúng hàng ngày vào mỗi buổi sáng, bằng khăn mềm và nước ấm, giống như rửa mặt vậy.

Vệ sinh cho Poodle

Trước khi nghĩ đến việc chải chuốt, làm đẹp cho Poodle thì việc trước tiên cần làm là phải luôn giữ cho bé được sạch sẽ. Bạn nên dành thời gian để huấn luyện cho poodle tắm rửa, đánh răng, cắt tỉa móng chân định kỳ ngay từ khi chúng còn nhỏ, để tập cho chúng làm quen với việc vệ sinh cá nhân. Đừng quên kèm theo những cái vuốt ve và phần thưởng mỗi khi xong việc để chúng ngoan ngoãn vào những lần sau.

Việc đánh răng nên được thực hiện hằng ngày hoặc ít nhất 3 lần/ tuần để loại bỏ vi khuẩn tích tụ gây nên các bệnh về răng miệng cũng như ngăn hơi thở có mùi.

Nên cắt móng chân cho Poodle khoảng 1 – 2 lần mỗi tháng, tránh để móng quá dài vì sẽ gây bất tiện cho việc di chuyển của các bé và tiềm ẩn nguy cơ làm xước các đồ vật trong nhà hay tệ hơn bạn có thể bị thương khi chơi đùa với chúng.

Như vậy, Milu Xinh đã chia sẻ cùng các bạn những kiến thức về chăm sóc và cắt tỉa lông cho Poodle đơn giản tại nhà, để cún cưng của bạn luôn xinh xắn, đáng yêu. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới để chúng mình giải đáp nhé.



from Cat Health Care Guide https://ift.tt/2VWDUTa
via Milu Xinh trên Tumblr

Bắt bệnh chó Poodle: Viêm da, Ghẻ, Rụng lông & cách chữa

Các bệnh về da liễu là loại bệnh khá phổ biến ở Poodle và có tỷ lệ mắc cao. Mặc dù không gây nguy hiểm như những loại bệnh khác nhưng nếu mắc phải sẽ có ảnh hưởng xấu nhất định đến sức khỏe và ngoại hình của chúng.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Milu Xinh tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị những chứng bệnh này để giúp chú chó Poodle của bạn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp nhé.

Poodle bị viêm da

Poodle bị viêm da

Nguyên nhân gây viêm da

Do kí sinh trùng

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm da ở Poodle. Nguyên nhân phổ biến nhất là do các ngoại kí sinh trùng sống bám trên lông, da, tai chó như ve, rận, bọ chét hoặc một số loại sinh vật gây nên các bệnh viêm da đặc trưng như Demodex canis, Otodectes cynotis, Sarcoptes. Chúng hút máu gây ra tình trạng thiếu máu, dị ứng, gây tổn thương da, nhiễm trùng và dẫn đến viêm da có mủ.

Vậy những sinh vật gây bệnh này từ đâu mà có? Vấn đề chính từ những nơi Poodle sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt nơi chó nằm như ổ, đệm… không được dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên hoặc chó tắm xong nhưng không được sấy khô. Khi đó, da chó luôn bị ẩm, hôi và bụi bẩn bám trên bề mặt da dưới lớp lông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại virus nấm phát triển. Ngoài ra, những kí sinh trùng trên cũng có thể xuất hiện ở những nơi Poodle đi vệ sinh hoặc lây từ những vật nuôi khác.

Do bị dị ứng

Poodle dị ứng với các yếu tố ngoài môi trường như phấn hoa, khói thuốc, các hóa chất độc hại… đều là tác nhân gây nên chứng bệnh khó chịu này. Dị ứng với thức ăn cũng là điều cần lưu ý nhưng khá hiếm gặp.

Do thói quen tắm sai cách

Một nguyên nhân sai lầm khác đó là do bạn thấy chó hôi, nên ngày nào cũng tắm cho chó. Chính việc này vô tình đã làm cho da Poodle mất hết các chất dầu nhờn giúp giữ ẩm và có lợi trên bề mặt da. Việc các bạn có thể dùng những loại dầu tắm có nồng độ pH quá cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến sức đề kháng với bệnh tật ở da chó yếu đi khiến Poodle dễ bị viêm da hơn.

Lưu ý: Chứng bệnh này cũng có thể lây nhiễm từ Poodle mẹ sang con trong giai đoạn bú sữa. 

Triệu chứng viêm da ở Poodle

Viêm da xuất hiện ở cả Poodle con và Poodle trưởng thành nhưng chủ yếu là Poodle con. Thông thường các triệu chứng viêm da ở Poodle sẽ phát triển nặng dần theo thời gian và đôi khi nhanh hơn trong một số mùa nhất định. Càng sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh thì việc điều trị càng dễ dàng và nhanh chóng. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình giúp bạn sớm nhận biết bệnh viêm da ở Poodle:

  • Ngứa dữ dội là triệu chứng xuất hiện đầu tiên và dễ thấy ở chứng bệnh này. Chú chó của bạn sẽ gãi ngứa rất nhiều, tự cào cấu hoặc cắn khắp người, cọ những chỗ ngứa xuống đất hay bề mặt nhám.
  • Poodle sẽ bị trụi lông ở nhiều vùng trên cơ thể, trước hết ở khu vực quanh mắt. Những vùng trụi lông này có kích thước từ lớn đến rất lớn, thậm chí là toàn thân với tình trạng bệnh nặng.
  • Sau khi rụng lông, chó sẽ bị nổi ban, thường ở trên mặt, chân hoặc dưới bụng. Dấu hiệu này cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn trầm trọng. Thậm chí để lâu không chữa có thể xuất hiện mụn mủ tràn dịch, gây nên mùi hôi khó chịu.
  • Bệnh có thể khiến chó bị sốt, nhiễm trùng máu hoặc uốn ván do gãi ngứa gây chảy máu. Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng Poodle nhà bạn nếu không có sự can thiệp kịp thời.

Triệu chứng viêm da ở Poodle

Cách chữa trị viêm da ở Poodle

Khi bạn nhận thấy triệu chứng của việc Poodle bị viêm da như da nổi mẩn, ngứa ngáy thì việc đầu tiên bạn cần làm là cách ly chú chó bị bệnh khỏi những chú chó khỏe mạnh khác, tránh lây lan cho cả đàn chó. Sau đó nhanh chóng kiểm tra trên da chó xem chúng đang bị loại sinh vật nào kí sinh, từ đó xác định chính xác chứng bệnh chó mắc phải.

Tiếp theo, bạn cần cạo sạch lông ở phần da bị viêm. Nhẹ nhàng bôi thuốc sát trùng hoặc thuốc đặc trị viêm da cho chó lên các vùng bị lở loét hoặc chảy mủ. Những loại thuốc này đều có thể dễ dàng tìm thấy ở tiệm thú y.

Nếu cần tắm gội cho chó, hãy sử dụng các loại dầu tắm chuyên dụng. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm cho người hoặc các loại dung dịch tẩy rửa như dầu rửa bát, nước giặt, nước lau sàn… sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Trong trường hợp Poodle bị viêm nhiễm nặng, lở loét nghiêm trọng, các vết thương chuyển biến xấu thì bạn cần nhanh chóng đưa chó đến các trạm thú y uy tín để chẩn đoán và chữa trị, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.

Poodle bị ghẻ

Phân loại và triệu chứng khi Poodle bị ghẻ

Tuy có tên gọi chung là bệnh ghẻ nhưng chứng bệnh này được phân chia thành những dạng bệnh khác nhau. Có 2 loại ghẻ chính ở chó Poodle.

Ghẻ Sarcoptes (ghẻ thường)

Bệnh do loài kí sinh trùng Sarcoptes scabiei var canis gây nên. Những con ghẻ cái sẽ xâm nhập vào phần da của Poodle, sau đó đào hang và đẻ trứng trên da chú chó của bạn gây ngứa ngáy, khó chịu. Những nơi bị ghẻ cắn sẽ xuất hiện những nốt phát ban mẩn đỏ khiến chó bồn chồn, đứng ngồi không yên. Chó sẽ cố gãi ngứa bằng chân hoặc chà xát liên tục làm cho da bị xước, lông bị rụng. Những mảng da bị chảy máu sẽ đóng vẩy nhìn khá mất thẩm mỹ.

Mặc dù không nguy hiểm lắm nhưng bệnh này có thể lây sang người nếu tiếp xúc với chó bị bệnh. Điều may mắn là sau khi được chữa khỏi, bé Poodle nhà bạn sẽ hoàn toàn khỏe mạnh mà không có bất kì di chứng nào để lại.

Ghẻ Demodex (bệnh xà mâu)

Bệnh ghẻ Demodex cũng bắt nguồn từ loài ghẻ kí sinh trên da chó Demodex Canis. Loại ghẻ này hoạt động gần giống loại ghẻ thường ở trên. Nhưng do có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt nên chúng có thể đào những hang sâu hơn rất nhiều trên da chó. Chính đặc điểm này mà ghẻ Demodex Canis được đánh giá là nguy hiểm và khó chữa hơn ghẻ thường. Tuy nhiên căn bệnh này lại không có nguy cơ lây nhiễm sang người và ít lây sang các con chó khác trong đàn.

bệnh Poodle bị ghẻ

Triệu chứng của loại bệnh này tương tự với triệu chứng bệnh viêm da ở Poodle và ghẻ thường. Ngoài ra sẽ có thêm một số triệu chứng khác. Trên lông và da xuất hiện nhiều vảy gàu, dần khô lại và bong tróc. Lúc này, bạn không nên cố tắm rửa, kì cọ cho chó mà nên đưa chúng đến bác sĩ thú y.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy da chó dày lên một cách bất thường và bắt đầu sừng hóa. Poodle sẽ có dấu hiệu chảy nước ở kẽ móng bàn chân và có mùi hôi khá đặc trưng.

Cách chữa ghẻ cho Poodle

Để chữa ghẻ cho Poodle, bạn có thể sử dụng các bài thuốc tự chế được lưu truyền trong dân gian. Những bài thuốc này đặc biệt hiệu quả nếu tình trạng ghẻ của chó chưa trở nặng.

  • Nước điếu: Đầu tiên bạn hãy lấy một chút nước điếu trong điếu thuốc lào xin được ở các quán hàng nước. Sau đó, dùng một miếng bông nhỏ thấm vào phần nước điếu rồi thoa lên vùng da bị ghẻ lở của Poodle. Thực hiện liên tục như vậy trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần.
  • Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sát khuẩn và làm mát da. Hàng ngày bạn hãy dùng loại tinh dầu này thoa vào vùng da ghẻ lở của chó 2 – 3 lần. Thực hiện liên tục trong vòng 7 – 10 ngày. Không nên thoa quá nhiều ở vùng da quanh bộ phận sinh dục và tránh để tinh dầu dính vào mắt hoặc mũi chó.
  • Lá đào, lá xà cừ: Đun sôi lá đào hoặc lá xà cừ với nước và một chút muối trắng. Dùng nước đã đun tắm cho chó 2 – 3 ngày/lần trong vòng 2-3 tuần.

Cách chữa ghẻ cho Poodle

Chú ý:

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại dầu tắm chuyên chữa ghẻ cho chó để tắm cho Poodle của bạn. Sau khi tắm xong, bạn cần lau và sấy khô lông cho chúng.

Trường hợp đã áp dụng những bài thuốc trên mà Poodle nhà bạn vẫn không đỡ thì nên đưa bé đến các cơ sở thú y để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Với bệnh ghẻ, các loại thuốc hay sử dụng thường ở dạng tiêm hoặc bôi ngoài da. Ngoài ra cũng có thể kết hợp nhiều loại thuốc.

Tuy nhiên với ghẻ Demodex thì các cách trên hầu như không có hiệu quả nhiều. Cách duy nhất là bạn nên cho chó đi tiêm phòng vacxin từ sớm.

Poodle bị rụng lông

Nguyên nhân Poodle bị rụng lông

Như mình đã đề cập đến ở 2 chứng bệnh trên, nhiễm trùng, dị ứng hay các loại kí sinh trùng đều là nguyên nhân dẫn đến viêm da và ghẻ, gây ngứa ngáy, rụng lông cho Poodle. Bên cạnh đó, tắm quá nhiều, quá ít hay sử dụng sai loại sữa tắm/ dầu gội cũng là mối nguy tiềm tàng, làm mất đi tính thẩm mỹ của bộ lông Poodle.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân sau.

Rụng lông do thiếu chất

Chế độ ăn uống của Poodle không khoa học và hợp lý có thể dẫn đến tình trạng rụng lông (không đi kèm ngứa). Trong khẩu phần ăn hàng ngày, có thể bạn cho chúng ăn quá mặn, hoặc cũng có thể không cung cấp đầy đủ các vitamin, chất đạm và các khoáng chất cần thiết.

Việc bạn cần làm là điều chỉnh lại chế độ ăn cho Poodle nhà mình ngay lập tức bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng vịt lộn… Khi chó bị rụng lông vì lí do này, bạn không cần quá lo lắng về việc tình trạng xấu sẽ xảy ra. Việc rụng lông sẽ được giải quyết chỉ bằng việc xây dựng lại các bữa ăn cho chó.

Rụng lông do di truyền

Để lai tạo được những chú chó Poodle có đặc điểm nổi bật thì người phối giống đã thực hiện rất nhiều tác động. Điều đó vô tình tạo ra những đặc tính không mong muốn kèm theo, trong đó có rụng lông quá nhiều.



from Cat Health Care Guide https://ift.tt/2WnHbvu
via Milu Xinh trên Tumblr

Chó Poodle đẻ được mấy con? Cách đỡ đẻ từ A đến Z

Nếu bạn đang sở hữu cho mình một em chó poodle xinh xắn, đặc biệt là giống cái và chưa triệt sản thì một trong những điều mà bạn cần quan tâm chính là việc sinh nở của chúng. Làm sao để biết thú cưng của mình đang mang thai? Phải chuẩn bị những gì và đỡ đẻ ra sao để “mẹ tròn con vuông”? Kỹ thuật cắn rốn chó sơ sinh? Chăm sóc chó mẹ như thế nào sau sinh để nhanh hồi sức? Chó Poodle 1 lứa đẻ được mấy con và rất nhiều những câu hỏi khác. Tất cả sẽ được Milu Xinh giải đáp trong bài viết dưới đây.

Các em cún tại Milu Xinh xin chào mọi người ạ!
Các em cún tại Milu Xinh xin chào mọi người ạ!

Tại sao cần đỡ đẻ cho chó?

Chó mang thai đến thời kì sinh nở rất cần được chủ quan tâm và theo dõi tình trạng thường xuyên. Giống như chúng ta, giai đoạn sinh nở đối với chó Poodle mẹ cũng rất khó khăn, vất vả và nguy hiểm.

Tuy thuận theo bản năng, phần lớn chó mẹ đều tự mình đẻ được nhưng luôn có những rủi ro và sự cố đi kèm rất cần đến bàn tay trợ giúp của con người. Nếu không giải quyết kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Đặc biệt, nếu chó của bạn được nuôi chăm quá cẩn thận hoặc ốm yếu, còi cọc, có dị tật về đường sinh dục thì sẽ rất khó khăn khi đẻ. Ngoài ra, chó con quá to hay ngôi thai ngang, ngược cũng là những vấn đề thường gặp và rất cần đến sự can thiệp, giúp đỡ của bạn.

Như vậy, đỡ đẻ là việc rất cần thiết. Không chỉ kịp thời xử lí khi có sự cố mà sự có mặt của bạn khi đỡ đẻ cũng mang lại cho các bé cảm giác yên tâm hơn khi sinh nở. Việc đỡ đẻ chỉ dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết về sinh sản chó chưa đủ mà còn yêu cầu sự cẩn thận, khéo léo. Tốt nhất bạn cần có sự hỗ trợ của bác sỹ thú y hoặc các nhà chuyên môn nhân giống.

Một số điều cần lưu ý

1. Dấu hiệu mang thai của chó mẹ

Việc xác định chó của bạn có đang mang thai hay không là bước đầu vô cùng quan trọng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng như những sự theo dõi, chăm sóc cần thiết.

Chó Poodle đẻ được mấy con? Cách đỡ đẻ từ A đến Z
Cách nhận biết chó mẹ sắp đẻ

Bạn có thể dựa vào sự thay đổi về bề ngoài và hành vi của chó để nhận biết. Cụ thể:

  • Núm vú hồng hào, căng phồng hơn bình thường. Nhiều núm vú bị ẩn bên trong sẽ lộ ra.
  • Bụng bắt đầu cứng chắc lại trong 2 tuần đầu của thai kì. Tuần 4 đến tuần 5, bụng chó phình to và tròn đầy hơn.
  • Chó có biểu hiện mệt mỏi, ngủ nhiều.
  • Chó vệ sinh cơ thể kĩ hơn ngày thường.
  • Xuất hiện hành vi đi tìm ổ đẻ: chó sẽ tha quần áo cũ, giẻ lau, chăn gối… đến một góc yên tĩnh trong phòng.
  • Chó ăn nhiều hơn.

2. Thời gian mang thai 

Thông thường, chu kì từ khi mang thai cho đến lúc sinh của chó mẹ ở hầu hết các loại chó là khoảng 63 ngày. Với chó Poodle, khoảng thời gian này có thể dao động từ 59 đến 65 ngày.

Bạn có thể xác định thời điểm chó mẹ sinh trong vòng 24 giờ kể từ khi nhiệt độ cơ thể chúng bắt đầu giảm. Điều này có nghĩa ít nhất 1 tuần trước ngày sinh dự kiến của chó Poodle mẹ, bạn nên tiến hành đo thân nhiệt của chúng 2 lần/ ngày.

3. Chế độ dinh dưỡng, vận động

chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho chó mẹ như thế nào?

Việc hoạt động mỗi ngày sẽ giúp chó Poodle mẹ cảm thấy khỏe hơn, rất tốt cho thai kì. Bạn có thể dẫn chó mẹ đi dạo hằng ngày, hạn chế cho chúng chạy nhảy hoặc vận động mạnh.

Chó mẹ sẽ dần ăn nhiều hơn ở tuần thứ 2, thứ 3 của thai kì và đến tuần thứ 5 thì gần như gấp đôi. Bạn không nên hạn chế điều này. Thay vào đó, bạn cần cung cấp cho chó mẹ khẩu phần ăn lành mạnh và đầy đủ các chất dinh dưỡng vitamin, canxi, chất khoáng… Một quả trứng hoặc một muỗng phô mai mỗi ngày sẽ giúp bổ sung nhiều chất đạm hơn cho bé.

Lưu ý: Không cho chó mẹ ăn, uống thêm vitamin hoặc canxi dưới dạng thuốc vì có thể gây nên vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Một lứa chó Poodle mẹ đẻ được mấy con?

Số lượng chó Poodle con được sinh ra vào mỗi lần phụ thuộc vào việc chó mẹ là loại Poodle nào. Trung bình, Toy poodle đẻ được 3 con một lứa trong khi Miniature poodle và Standard poodle là 6.

Tuy vậy, đó cũng chỉ là số liệu chung. Vẫn có những trường hợp khác biệt như Toy poodle chỉ đẻ được 1 con hoặc hiếm gặp hơn có thể có tới 5 con. Trường hợp đặc biệt nhất được ghi nhận đó là chó Standard poodle mẹ sinh được tới 16 chó con.

Dấu hiệu nhận biết chó sắp đẻ

Có thể chia ra làm 3 giai đoạn

1. Giai đoạn chó dạo ổ

  • 24 tiếng trước khi sinh: chó mẹ có hiện tượng căng phồng đầu vú do hình thành sữa cho con bú. Sữa sẽ có màu trắng đục đặc trưng, nếu màu trắng trong hoặc vàng đục chứng tỏ chó mẹ hoặc bào thai có vấn đề.

Chó sẽ ăn ít hay thậm chí bỏ ăn. Nếu trước đó chó ăn no thì có thể sẽ nôn ra do dạ con chèn ép vào dạ dày. Bụng chùng xuống, giãn nở và mềm hơn. Chó đi vệ sinh nhiều lần nhưng thường khó khăn và mất kiểm soát (bị xón, giắt).

  • 12-2 tiếng trước khi sinh: nhiệt độ cơ thể chó mẹ hạ thấp, dao động từ 36.7 đến 37.5 độ C. Chó có dấu hiệu rét và run rẩy. Đặc biệt vào mùa lạnh và mùa mưa bạn cần trang bị chăn mềm để đảm bảo thân nhiệt cho chó trước khi sinh.

Chó trong tâm trạng sốt sắng, đi lại, đứng nằm không yên, cào bới tìm ổ đẻ hoặc chui rúc vào chỗ tối và yên tĩnh. Một số chú chó sẽ thể hiện sự quyến luyến với chủ nhân.

Lúc này, bộ phận sinh dục của chó mẹ sẽ nở to do tử cung co bóp chuẩn bị đẩy chó con ra ngoài. Nếu âm hộ của chó có dấu hiệu sưng tấy và phù nề, có dịch lỏng trong suốt xuất hiện thì bạn cần gọi điện cho bác sĩ thú y ngay.

2. Giai đoạn chó đau đẻ

Lúc này, chó mẹ sẽ cuống quýt, kêu rên hoặc gầm gừ nhiều hơn. Giai đoạn chuyển dạ sẽ khiến cho nhịp tim chó nhanh, hơi thở mạnh, thở gấp. Chó có hiện tượng dùng miệng liếm ở vùng hậu môn.

Chó Poodle mẹ bắt đầu cong lưng, rặn nhiều cơn do xuất hiện các cơn co thắt ở tử cung. Tần suất xuất hiện co thắt càng nhiều chứng tỏ càng gần đến lúc chó hạ sinh.

Nếu có nước ối màu xanh chảy ra khỏi âm hộ chó mẹ khi chó con chưa xuất hiện là dấu hiệu bất thường, nguy hiểm cần có sự hỗ trợ, kiểm tra của bác sĩ thú y.

3. Giai đoạn chó mẹ đẻ con

Đây là giai đoạn nhiều rủi ro và sự cố nhất đối với cả chó Poodle mẹ lẫn con nên rất cần đến sự hỗ trợ (đỡ đẻ) kịp thời của bạn.

Khi chó mẹ bắt đầu đẻ, ở vùng kín của chó sẽ lồi ra một bọc màng ối như một quả bóng con. Bọc ối dần phình to và căng cứng, từng bộ phận rồi cả cơ thể của chó con xuất hiện bên trong lớp màng bọc đó. Mỗi bé chó con sẽ nằm trong một bọc ối riêng. Khi đó, chó mẹ sẽ phá vỡ bọc ối, nhai dây rốn và liếm chó con để làm thông đường thở và kích thích khả năng hô hấp của chúng.

Lưu ý:

Việc chó mẹ ăn nhau thai là điều hết sức bình thường. Nó sẽ giúp chó mẹ có thêm sức và dưỡng chất. Tuy vậy, chỉ nên cho chó mẹ ăn 1-2 nhau thai. Nếu ăn toàn bộ sẽ dẫn đến đầy hơi và khó tiêu.

Trung bình từ 10-30 phút sẽ có một chú chó con ra đời. Trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian này có thể chỉ là 5 phút hoặc lâu hơn đến 1 tiếng.

cách chăm chó poodle đẻ
Hình ảnh các chú cún đáng yêu tại Milu Xinh

Xử lý các tình huống lạ thường:

Tuy vậy, không phải lúc nào chó Poodle mẹ cũng có thể dễ dàng sinh nở như trên. Hãy chú ý nếu thân chó con đã xuất hiện được một nửa nhưng sau vài phút không ra tiếp thì phải ngay lập tức can thiệp. Dùng tay nhẹ nhàng kéo chó con theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau càng nhanh càng tốt. Ngay khi vừa lôi được chó con ra ngoài, khẩn cấp xé bọc ối và lau khô miệng chó con cho đến khi nghe tiếng chó sủa và hô hấp bình thường.

Nếu chó mẹ không xé bọc ối cho chó con sau khi đẻ từ 2-4 phút, bạn hãy thay chúng làm việc đó. Nhẹ nhàng tháo bọc, lau chất dịch màu xanh trên mũi và miệng chó con, xoa đều trên ngực và lưng Poodle con để kích thích hô hấp.

Nếu chó con không sủa hay hô hấp bình thường sau đẻ, hãy bế chó con sao cho đầu hướng xuống dưới và đung đưa cơ thể chó nhẹ nhàng. Sau đó dùng ống hút sạch dịch trong mũi và lau sạch cơ thể chó con. Ấn nhẹ tay vào thành ngực, nếu không có vấn đề gì thì chó con sẽ hô hấp bình thường.

Ngoài ra, nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào trong suốt quá trình chó mẹ đẻ con như không có cơn rặn hoặc rặn nhiều nhưng không ra con, chảy nhiều máu, ngôi thai ngược… , bạn cần ngay lập tức đưa bé đến bác sĩ thú y để có sự can thiệp kịp thời.

Clip chó poodle đẻ con:

Kĩ thuật cắt rốn chó sau sinh

Sau khi bọc ối của chó con đã được xé, bạn dùng pen kẹp dây rốn lại, cách rốn chó con 1 cm. Phải đảm bảo sát trùng tốt để đề phòng nhiễm trùng hoặc uốn ván.

Tiếp đó, bạn dùng kéo cắt phần dây rốn phía bên ngoài pen kẹp đi nhưng chưa tháo pen kẹp ngay. Dùng thuốc đỏ nhỏ lên phần đầu dây rốn vừa cắt để đảm bảo sát trùng.

Cuối cùng, dùng chỉ buộc dây rốn chó con lại và tháo pen kẹp.

Cách chăm chó Poodle sau khi sinh

Ngay sau khi sinh, chó Poodle con cần được bú sữa đầu của mẹ trong vòng 24 giờ để có sức đề kháng. Nếu không, chó con sẽ rất dễ chết yểu. Chó mẹ lúc này cũng sẽ rất khát nước và đói. Bạn nên cho chó ăn nhẹ và uống nước muối loãng.

chó mẹ và các con
Chó poodle con bú sữa

Bạn hãy để một không gian yên tĩnh cho chó mẹ và chó con. Tránh lại gần quá nhiều hoặc cầm, bế chó con lên xem quá nhiều. Dọn, sắp xếp lại ổ đẻ, thay đồ lót bằng vải khô, sạch. Không nên lót quá nhiều vải, chăn trong ổ để tránh việc chó con bị lạc, kẹt không tìm được mẹ để bú hoặc mẹ đè và dẫm chết con.

Bạn cũng cần đảm bảo chỗ ở của Poodle mẹ và con có nhiệt độ và độ ẩm vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh. Kiểm tra thường xuyên bằng nhiệt kế để có sự thay đổi phù hợp.

Bên cạnh việc tăng gấp đôi khẩu phần ăn, bạn cũng cần bổ sung thêm protein và canxi để chó mẹ mau lại sức. Bên cạnh nước sạch hằng ngày, bạn có thể cho chó mẹ uống thêm sữa hoặc nước hầm xương để có đủ sữa cho con bú. Ngoài ra, nên vệ sinh thường xuyên cho chó mẹ để phòng tránh bệnh tật, đặc biệt phần bụng dưới, sau đuôi và núm vú.



from Cat Health Care Guide https://ift.tt/2V6LRFn
via Milu Xinh trên Tumblr

Top 3 điểm bán chó Poodle Uy tín, Giá rẻ không thể bỏ qua

Poodle là giống chó đang rất được ưa chuộng ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại bởi vẻ ngoài siêu đáng yêu cùng sự thông minh và nhanh nhẹn. Có lẽ vì thế mà ngày càng xuất hiện nhiều địa chỉ bán Poodle, đem lại cho bạn sự đa dạng trong chọn lựa. Tuy nhiên, việc chọn ra một nơi uy tín để đặt niềm tin lại là thách thức không hề nhỏ.

Vậy thì hãy để Milu Xinh giúp bạn bằng Top 3 cửa hàng bán chó Poodle chất lượng dưới đây nhé!

Bạn có thể mua Poodle bằng cách nào?

Mua Poodle qua mạng

Khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì các hình thức mua bán online cũng trở nên phổ biến. Tất cả các mặt hàng từ quần áo, điện thoại đến đồ ăn… đều được tìm thấy dễ dàng trên Facebook hoặc Google. Ngay cả với thú cưng như chó Poodle, bạn cũng có thể nhanh chóng tìm ra địa chỉ các cửa hàng bán online và đặt mua chúng ngay lập tức.

Mua Poodle qua mạng

Ưu điểm của việc mua Poodle qua mạng là tiết kiệm thời gian và công sức của bạn khi không phải đặt chân đến cửa hàng. Hơn nữa, khoảng thời gian trao đổi giữa người mua và người bán cũng được rút ngắn lại. Sau khi đã tìm kiếm bằng những từ khóa như “nơi bán Poodle trắng”, “có thể mua Tiny Poodle ở đâu” hay “địa chỉ bán chó Poodle uy tín ở Hà Nội”…, những kết quả liên quan đều sẽ hiện ra. Việc bạn cần làm là click vào một mục nào đó, xem qua thông tin về loại Poodle mà mình muốn mua rồi trao đổi và thống nhất với người bán. Cuối cùng, bạn chỉ cần đợi bé Poodle được chuyển đến nhà mình thôi.

Mặc dù đây là một hình thức mua Poodle rất tiện lợi nhưng vẫn sẽ có những rủi ro mà bạn có thể gặp phải. Bạn chỉ nhìn thấy các em chó thông qua ảnh trên mạng hoặc ảnh do người bán cung cấp nên không thể đảm bảo được tính chính xác và chất lượng của chúng. Chính vì vậy, nếu muốn mua Poodle bằng hình thức này, bạn phải chắc chắn về độ uy tín của cửa hàng đó.

Mua Poodle ở các chợ chó cảnh

Chợ chó cảnh cũng là một lựa chọn cho những ai muốn mua chó Poodle. Chẳng hạn như tại Hà Nội, có những chợ chó khá nổi tiếng ở khu vực Hà Đông hoặc Hoàng Hoa Thám. Khi đến đó, bạn tha hồ được ngắm nhìn đủ mọi giống chó, từ chó ta đến chó Tây.

Các em chó Poodle được mua tại các chợ này thường có giá mềm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng thương lượng, trả giá với người bán để được giá mua có lợi cho mình nhất.

Tuy nhiên, có một điểm bất lợi chính là không truy rõ được nguồn gốc xuất xứ của chúng. Vì hầu hết chó Poodle được bán ở đây đều là chó đi lạc hoặc nhập lậu. Mặc dù bạn có thể mang đến cho chúng một cuộc sống mới tốt hơn, đầy đủ hơn nhưng lại không đảm bảo được sức khỏe lâu dài của chúng nếu chẳng may những em Poodle này bị mắc bệnh từ trước mà bạn không biết.

Mua Poodle ở các cửa hàng chó hoặc trại chuyên nuôi chó cảnh

So với hai hình thức trên thì hình thức này sẽ an toàn và đảm bảo chất lượng của những chú chó Poodle hơn. Vì các vấn đề về sức khỏe, nguồn gốc và độ thuần chủng của chúng đều được thể hiện rõ ràng trên giấy tờ. Thêm nữa, Poodle ở đây đều đã qua kiểm dịch, kiểm định chất lượng, tiêm phòng vắc xin đầy đủ nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm là chúng sẽ không mắc bệnh. Ngoài ra, sẽ có thẻ bảo hành từ 1-2 năm đầu để chắc chắn rằng chú Poodle bạn mua sẽ sống tốt và không có bệnh tật gì.

Giá thành khi mua tại các cửa hàng hoặc trại chó vì thế chắc chắn sẽ cao hơn. Và có một điều mà bạn cần lưu ý đó là các cửa hàng bán Poodle ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều nên trước khi mua cần phải tìm hiểu thật kỹ về độ uy tín của cửa hàng đó. Còn với trại chó thì nên tìm đến những trại chuyên nuôi và chăm sóc Poodle, sẽ yên tâm hơn nhiều.

Mua Poodle ở các cửa hàng chó hoặc trại chuyên nuôi chó cảnh

Top 3 cửa hàng bán chó Poodle uy tín

1. Voodle House

Top 3 cửa hàng bán chó

Voodle House được thành lập từ năm 2012, là một địa chỉ bán chó Poodle uy tín tại Hà Nội. Shop chuyên cung cấp chó Poodle thuần chủng được nhân giống và sinh sản ngay tại trại chó của shop, với đủ loại kích thước từ Teacup Poodle, Tiny Poodle đến Toy Poodle.

Các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sức khỏe của cún khi mua tại shop vì Poodle được tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vắc xin Merial ngừa 7 loại bệnh, có sổ theo dõi sức khỏe và đặc biệt được bảo hành 2 bệnh care và pravo trong vòng hai tháng.

Ngoài ra, Voodle House còn cung cấp dịch vụ phối giống chó theo yêu cầu với gần 40 bé Poodle đực đủ màu lông: đen, trắng, xám, nâu đỏ, bò sữa, socola. Tất cả chó giống của shop đều được lựa chọn kỹ càng và cho ra đời rất nhiều đàn con xinh xắn. Shop cũng sẽ hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng cho cún trước và sau khi phối, tặng cẩm nang chăm sóc cún mẹ khi mang thai và hỗ trợ thu mua chó con cho khách hàng.

Bên cạnh đó, Voodle House còn có dịch vụ spa – làm đẹp cho thú cưng, dịch vụ trông giữ thú cưng và dịch vụ hỗ trợ, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho Poodle khi bị bệnh. Với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, các bạn có thể tin tưởng khi mua Poodle và sử dụng các dịch vụ tại shop.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 391 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0966 425 279 – 0971 111 111

Email: voodlehouse@gmail.com

Website: https://voodle.vn/

2. Dogily

bán chó Dogily

Dogily Petshop là thương hiệu trong lĩnh vực nhân giống, kinh doanh thú cưng và các loại phụ kiện vật nuôi của Công ty Cổ phần Dogily Việt Nam.

Khởi nguồn từ trang trại chó giống Dogily Kennel trực thuộc Hiệp hội những người nuôi chó giống tại Việt Nam từ năm 2017. Cho đến nay, Dogily Petshop đã phát triển mạnh mẽ với hệ thống cửa hàng tại Hà Nội, Tp.HCM, Biên Hòa, Đà Lạt, Nam Định, Gia Lai… và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

Thương hiệu Dogily bắt nguồn từ slogan “My dog is family, my dog is not a pet” với ý nghĩa chó là thành viên trong gia đình, không chỉ là thú cưng. Dogily hiện là nhà nhập khẩu cún cưng uy tín hàng đầu từ Châu Âu về Việt Nam, đồng thời Dogily cũng trực tiếp lựa chọn những nguồn gen quý, với tiêu chuẩn phả hệ vô địch thế giới, châu Âu và quốc gia thông qua các Dog Show để nhân giống trực tiếp tại trang trại Dogily Kennel ở Việt Nam.



from Cat Health Care Guide https://ift.tt/2yO8ohI
via Milu Xinh trên Tumblr