Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Chó Poodle con: Cách nuôi, Chăm sóc & Giá bán chó mới sinh

Việc chăm sóc chó Poodle con mới đẻ là điều khá khó khăn với bất kì người chủ nào. Bởi sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con sẽ phải học cách thích nghi trong một môi trường hoàn toàn mới và tương đối khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng… Điều đó đòi hỏi người chủ phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả về tinh thần và điều kiện chăm nuôi ngay từ khi chó mẹ còn mang thai.

Vậy cụ thể chăm sóc Poodle con như thế nào là “chuẩn bài” nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của chó con. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Cách chăm chó Poodle con mới đẻ

Môi trường sống

– Bố trí và vệ sinh ổ đẻ

Sau khi sinh, chó Poodle mẹ sẽ dành phần lớn thời gian nằm nghỉ ngơi trong ổ đẻ cùng với đàn chó con, chỉ trừ những lúc đi vệ sinh hoặc ăn uống. Do đó, môi trường sống là yếu tố tiên quyết đầu tiên mà bạn cần chú ý đến.

Không gian ổ đẻ cần đủ rộng để chó mẹ có thể nằm hoặc duỗi toàn bộ cơ thể mà không đè lên chó con. Điều này cũng đảm bảo việc ra, vào ổ đẻ của chó mẹ sẽ dễ dàng hơn và không ảnh hưởng quá nhiều đến chó con.

chó poodle mới đẻ

Bạn nên lót ổ đẻ bằng giẻ, vải mềm, chăn, gối. Nó sẽ giúp giữ ấm và mang lại cảm giác thoải mái hơn cho cả chó mẹ và chó con. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lót quá nhiều lớp sẽ khiến Poodle con chui rúc mất phương hướng, bị lạc, kẹt không tìm được mẹ để bú hoặc Poodle mẹ không để ý mà dẫm, đè chết con.

Trong một vài ngày đầu, chó mẹ sẽ thường xuyên liếm cơ thể chó con để làm sạch nhớt, nước ối sót lại sau sinh. Mặc dù vậy, giữ vệ sinh khu vực ổ đẻ vẫn là điều rất cần thiết để tránh chó con bị nhiễm khuẩn. Bạn cần thay đồ lót ổ hàng ngày và nên tranh thủ thay khi chó mẹ không nằm trong ổ để tránh gây phiền phức cho chó mẹ.

– Nhiệt độ

Chó Poodle con mới sinh thường nằm túm tụm xung quanh chó mẹ, vừa để tạo sự gắn kết giữa mẹ và con, vừa để được sưởi ấm do cơ thể non nớt của chúng chưa thể tự điều hòa thân nhiệt. Tuy vậy, tốt nhất bạn vẫn cần lắp đặt đèn sưởi (40W) trong 4 tuần đầu sau sinh của chó con phòng trường hợp không có chó mẹ ở gần hoặc sinh vào mùa lạnh giá.

Đèn sưởi nên được đặt ở vị trí đủ cao phía trên ổ đẻ để đảm bảo nhiệt độ nhưng cũng không quá gần để tránh làm bỏng chó mẹ hoặc khiến chó con bị chết. Bạn nên sắp xếp một khu vực có nhiệt độ thấp hơn so với phần còn lại của ổ đẻ để chó con có thể tìm đến trong trường hợp đèn sưởi quá nóng mà bạn chưa kịp điều chỉnh.

cách nuôi chó poodle 2 tháng tuổi

Trong 5 ngày đầu sau sinh, nhiệt độ bên trong ổ đẻ nên được duy trì trong khoảng 29-32 độ C và độ ẩm dưới 80%. Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10, dần dần giảm nhiệt độ xuống 27 độ C và cứ tiếp tục giảm từ từ cho đến khi đạt 24 độ C vào cuối tuần thứ 4. Để tiện theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, hãy lắp đặt thêm cả nhiệt kế và ẩm kế để kiểm tra.

Bạn có thể kiểm tra thân nhiệt của chó con thông qua quan sát và cảm giác. Nếu nhiệt độ thích hợp, chó con sẽ nằm tản đều, ngủ tốt. Nếu ổ đẻ quá nóng, chúng bò phân tán đi khắp nơi, cựa quậy nhiều, ngủ không yên giấc, tai và lưỡi của chúng đều ửng đỏ. Còn nếu ổ quá lạnh, chó con sẽ co ro vào nhau, khi sờ vào thân chúng sẽ có cảm giác mát tay.

Vệ sinh cơ thể

Những ngày đầu sau khi Poodle con chào đời, phần cuống rốn còn lưu lại trên bụng chó con sẽ dần khô lại, teo nhỏ và rụng đi. Bạn không cần phải cắt cuống rốn quá sớm, đồng thời không nên đụng vào rốn vì có thể sẽ khiến chó con bị xuất huyết. Ngoài ra, bạn cũng không nhất thiết phải bôi thuốc chống nhiễm trùng vào rốn của chó con, chỉ cần giữ vệ sinh ổ đẻ tốt thì phần rốn sẽ không nhiễm trùng.

Chó Poodle con 2 tuần tuổi không được tắm, chỉ nên dùng nước ấm và khăn mềm lau sạch rồi lau khô và sấy lại một lượt, đặc biệt với phần bụng vú và phần sau đuôi.

Tập cho chó con bú sữa mẹ

Chó Poodle con mới sinh nhất thiết phải để nằm cạnh mẹ và bú được dòng sữa non đầu tiên từ mẹ. Việc bú mẹ nên được duy trì trong vòng 3 tuần đầu sau sinh. Sữa mẹ rất giàu các vitamin, acid amin, protein và khoáng chất rất tốt cho sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu ớt của chó con, giúp chống lại một số bệnh tật về tiêu hóa, hô hấp, bảo vệ chó con khỏe mạnh, miễn nhiễm một số bệnh truyền nhiễm.

Khi mới sinh chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng, mắt chưa mở, mọi chuyển động rất khó khăn, việc tìm vú mẹ để bú là hoàn toàn dựa vào bản năng. Nếu Poodle mẹ vụng về không tự cho con bú được thì việc bú sữa mẹ của chó con rất cần đến sự giúp đỡ của bạn. Có một số cách như sau:

  • Bế chó con lên và đặt miệng chúng vào núm vú của chó mẹ
  • Dùng một ngón tay đưa nhẹ nhàng vào miệng chó con, sau đó đặt miệng chúng vào núm vú của chó mẹ rồi dần dần rút ngón tay ra
  • Vắt vài giọt sữa từ đầu vú của chó mẹ rồi để chó con ngửi thấy mùi sữa, chúng sẽ tự động tìm đúng đến núm vú để bú sữa

Lưu ý: Rửa tay thật sạch trước khi tập cho chó con bú. Ngoài ra, đầu vú chó mẹ cũng cần được vệ sinh trước mỗi lần bú.

Hãy đảm bảo Poodle con bú mẹ vài tiếng một lần, mỗi lần kéo dài 2-4 tiếng.

Tuyệt đối không cho chó con ăn ngoài, ăn thêm sữa trong vòng 15 ngày sau sinh. Chó con quen độ ngọt sữa ngoài mà chán sữa mẹ sẽ chết yểu vì không hấp thu được kháng thể tự nhiên chống bệnh từ mẹ truyền qua sữa.

Nếu chó Poodle mẹ không đủ sữa cho con bú hoặc trong trường hợp chó con bị tách khỏi mẹ vì một lí do nào đó, bạn nên tìm đến bác sĩ thú y để có nguồn sữa thay thế chuyên dụng. Không tự ý cho chó con uống các loại sữa dành cho người như sữa bò, sữa hạt… dễ dẫn đến tiêu chảy.

chó poodle con giá bao nhiêu

Bổ sung các chất dinh dưỡng

Đến khoảng 15 ngày tuổi, bạn có thể cho chó con tập ăn cháo thịt băm xay nhuyễn 1 bữa mỗi ngày cùng với 100-200 ml sữa được hâm nóng bên cạnh việc bú sữa mẹ.

Từ 3 tuần tuổi, bạn có thể tăng phần ăn dặm của Poodle con lên 2 bữa mỗi ngày với cháo loãng, thịt băm nhỏ.

Từ 1 tháng tuổi trở đi, Poodle con cần được bổ sung thêm một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chất xơ… cần thiết cho việc phát triển như cá, trứng, rau củ…

Tiêm phòng và tẩy giun cho chó Poodle con

Tiêm phòng là việc quan trọng khi chăm sóc chó Poodle con mới sinh. Chó con dưới 2 tháng tuổi rất dễ chết vì nhiều loại bệnh. Hai bệnh nguy hiểm nhất và dễ mắc nhất là bệnh care và pravo, nếu mắc phải thì có nguy cơ 60% chó con sẽ không qua khỏi. Hai bệnh này cũng có trong danh sách tiêm phòng vaccine cùng với một số bệnh truyền nhiễm khác.

Chó con nên được tiêm phòng từ rất sớm, khoảng 3 tuần tuổi. Đến 6 tuần tuổi, bạn cho chó con tiêm thêm mũi thứ 2. Để chắc chắn hơn, khi chó con được 9 tuần tuổi, bạn nên tiêm tiếp mũi thứ 3. Khi được 7–8 tháng thì tiêm phòng dại.

chó poodle mới sinh

Không nguy hiểm như những bệnh trên nhưng nhiễm giun sẽ ảnh hưởng lâu dài đến khả năng tiêu hóa của chó con. Poodle con mới sinh cần được tẩy giun sớm nhất vào tuần thứ 3 sau sinh, lặp lại vào tuần 4, 6, 8 và tiếp tục mỗi tháng cho đến khi chó được 6 tháng tuổi. Từ tháng thứ 6, ba tháng tẩy giun một lần đến khi được 1 tuổi. Từ 1 tuổi, mỗi năm tẩy giun 1 lần cho đến hết vòng đời.

Một số lưu ý khác

  • Nếu có thể hãy thường xuyên đưa chó con ra ánh sáng tự nhiên để chống còi cọc.
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó con luôn sạch sẽ, thức ăn, đồ uống còn thừa nên bỏ đi, không để dành lại cho bữa ăn tiếp theo.
  • Chó con mới sinh còn yếu ớt, hạn chế việc cưng nựng, vuốt ve mạnh tay làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể chó con.

Cách nuôi chó Poodle 2 tháng tuổi

một chú cún xinh của Milu Xinh

Những lưu ý khi nuôi Poodle 2 tháng tuổi 

Poodle 2 tháng tuổi là những chú chó con đã tách đàn và tập ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Đây cũng là thời gian nhiều người chọn mua chó để nuôi. Nhưng do còn khá nhỏ đồng thời chủ mới chưa có nhiều kinh nghiệm nên Poodle con rất dễ mắc bệnh và chết trong giai đoạn này. Nếu quyết định mua chó, bạn hãy chú ý những điều dưới đây.

  1. Bắt buộc chọn những chú chó đã được tiêm phòng đầy đủ, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không ốm đau bệnh tật.
  2. Chó con khi về nhà mới thường sẽ có biểu hiện buồn tẻ, ủ rũ, có thể mệt mỏi và kêu sủa liên tục. Đây là điều hết sức bình thường vì chó con nhớ mẹ, nhớ đàn. Bạn chỉ cần vuốt ve, ôm ấp đồng thời chơi đùa với bé. Dần dần, tâm lí chó con sẽ ổn định hơn và dần thích nghi với môi trường mới.
  3. Sau khi đón chó con về nhà, bạn không nên vội vàng tắm ngay cho chúng mặc dù có thể khá hôi. Hãy kiên nhẫn đợi 1-2 ngày. Vào mùa nóng chỉ nên tắm 1 lần 1 tuần. Vào mùa lạnh tốt nhất là 1 tháng 1 lần hoặc 2 tuần 1 lần, khi tắm phải tắm bằng nước nóng. Sau khi tắm xong phải lau và sấy khô lông.


from Cat Health Care Guide https://ift.tt/37HB3jK
via Milu Xinh trên Tumblr

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét